Nhà thờ đá cổ Sapa – Hơi thở Châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc.
Giữa trung tâm thị trấn Sapa mù sương, nhà thờ đá cổ ẩn hiện giữa núi rừng Tây Bắc như một cánh hoa gọi mời bất cứ ai đi đến Sapa cũng phải ghé qua.

Nhà thờ đá cổ Sapa - Hơi thở Châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc.
Được xây dựng từ những năm 1895,nhà thờ đá cổ Sapa đây là công trình cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp còn nguyên vẹn tại Sapa. Nhà thờ có tên gọi khác là nhà thờ “Đức Mẹ Mân Côi” hay nhà thờ đá được xây theo kiến trúc Gothic, La Mã có mái vòm, với những ô cửa kính vẽ cuộc đời của chúa Jesus.
Nhà thờ đá cổ Sapa - Hơi thở Châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc.

nhathodacosapa3
Nhà thờ đá cổ Sapa – Hơi thở Châu Âu giữa núi rừng Tây Bắc.

Toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng  – Sapa che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, việc chọn hướng của nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Công giáo: Đầu di tích quay về phía Đông, là hướng mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng Thiên Chúa. Cuối nhà thờ (khu Tháp chuông) là hướng Tây, nơi sinh thành của Chúa Kitô.

Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, phần tháp chuông cao 20 m, trong tháp có quả chuông cao 1,5 m, đúc năm 1932, nặng 500 kg, tiếng vang trong vòng bán kính gần 1km, phần giá đỡ chuông bằng gỗ pơmu vẫn được giữ nguyên sau lần trùng tu.
Đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử nhưng nhà thờ vẫn đứng đấy hiên ngang như một biểu tượng của vùng tuyết trắng -Sapa.
nhathodacosapa4
Nơi đây vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần thường diễn ra các sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số được biết đến với cái tên “chợ tình” – Sapa . Bởi tiếng sáo, kèn lá, đàn môi dìu dặt, tha thiết và những điệu xoè chao nghiêng của những chàng trai, thiếu nữ người Mông, Dao… Cùng với hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngày cuối tuần tạo nên một sức lôi cuốn lạ thường.

nhathodacosapa5